Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
87197

xã Cao Ngọc lựa chọn sản phẩm dệt thổ cẩm để xây dựng thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Ngày 09/10/2023 09:30:08

Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình, bà Phạm Thị Bảo (sinh năm 1954 ở làng Nhỏi, xã Cao Ngọc, huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đã mang tâm huyết của mình giữ gìn, phát triển sản phẩm vải thổ cẩm dệt tay của người Mường, đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nữ tại địa phương.

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, trong những năm qua, để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào, xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã tận dụng tối đa các tiềm năng của địa phương để xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Trong đó, phát triển nghề truyền thống dệt vải thổ cẩm đã giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều hộ dân.
z4790875042053_f362f238460f30d8ae6e7e56669d1cca.jpg
Trước đây, đời sống của người dân xã Cao Ngọc phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao. Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 13-10-2016 của Huyện ủy Ngọc Lặc về “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2021, định hướng đến năm 2025”, xã Cao Ngọc đã từng bước phát triển các mô hình kinh tế từ nghề truyền thống để vừa giữ gìn làng nghề, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân.
z4790874734751_7e9ed088ebc6bcf82517d4438cdb1eb1.jpg
 Ảnh minh họa: VHTT xã Cao Ngọc
Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm làng Nhỏi ở xã Cao Ngọc được thành lập từ năm 2018 nhằm đẩy mạnh phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường. Khi thành lập HTX, chính quyền địa phương và các thành viên đều mong muốn HTX sẽ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của người Mường. Bà Phạm Thị Bảo, Chủ nhiệm HTX Dệt thổ cẩm làng Nhỏi cho biết: “Khi HTX mới thành lập, chúng tôi phải đi tuyên truyền, vận động phụ nữ trong xã cùng tham gia để vừa giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, vừa có thể phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được tuyên truyền, nhiều chị em đã đồng hành với HTX giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc”.
z4790875348303_0903832504e67215e9fa93650235d969.jpg
Qua 5 năm hoạt động, đến nay, HTX Dệt thổ cẩm làng Nhỏi tạo việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động là các chị em trong xã, với mức thu nhập trung bình 3-5 triệu đồng/người/tháng. Chị Phạm Thị Hưng, hội viên HTX cho biết: “Trước đây, khi chưa có HTX, đa số phụ nữ trong vùng làm nông hoặc đi làm ăn xa để kiếm thêm thu nhập. Từ khi HTX đi vào hoạt động đã giúp các hội viên có thu nhập ổn định. Đây chính là nguồn động viên cho nhiều phụ nữ không có việc làm trong xã. Không chỉ có thêm thu nhập, thông qua HTX, chúng tôi cũng mong muốn tiếp tục duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc”.
z4790875337740_707e7763fbd76a2c83faa410308e0d9f.jpg
Với quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống, chính quyền xã Cao Ngọc đã đưa nghề dệt thổ cẩm vào định hướng phát triển kinh tế-xã hội. Tới đây, trong Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), xã Cao Ngọc xác định sẽ chọn sản phẩm dệt thổ cẩm để xây dựng thành sản phẩm OCOP của địa phương. Khi đó, các sản phẩm thổ cẩm dân tộc Mường sẽ được biết đến tại nhiều nơi khác trong và ngoài tỉnh. Ông Phạm Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Cao Ngọc cho biết: “Việc thành lập các HTX, cơ sở nghề truyền thống không chỉ góp phần bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc mà còn giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu nhân rộng thêm các mô hình phát triển kinh tế từ nghề truyền thống ở địa phương”.
z4790878008913_4a51aea28bcc1ddd14438080991ecede.jpg
         Việc phát triển nghề truyền thống và xây dựng HTX nghề truyền thống trong thời gian qua ở xã Cao Ngọc đang đi đúng hướng. Tuy vậy, trong xu thế phát triển, nghề truyền thống dệt thổ cẩm ở Cao Ngọc vẫn đứng trước những thách thức không nhỏ như thiếu hụt lao động trẻ, sự cạnh tranh lớn từ những sản phẩm sản xuất công nghiệp... Để giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào, thời gian tới, xã Cao Ngọc sẽ mở thêm các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm; đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua các triển lãm, hội chợ; tuyên truyền, vận động người dân mặc trang phục truyền thống của dân tộc trong các dịp lễ, tết... qua đó góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào đối với việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân 

xã Cao Ngọc lựa chọn sản phẩm dệt thổ cẩm để xây dựng thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Đăng lúc: 09/10/2023 09:30:08 (GMT+7)

Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình, bà Phạm Thị Bảo (sinh năm 1954 ở làng Nhỏi, xã Cao Ngọc, huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đã mang tâm huyết của mình giữ gìn, phát triển sản phẩm vải thổ cẩm dệt tay của người Mường, đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nữ tại địa phương.

Là địa phương có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, trong những năm qua, để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào, xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã tận dụng tối đa các tiềm năng của địa phương để xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Trong đó, phát triển nghề truyền thống dệt vải thổ cẩm đã giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều hộ dân.
z4790875042053_f362f238460f30d8ae6e7e56669d1cca.jpg
Trước đây, đời sống của người dân xã Cao Ngọc phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao. Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 13-10-2016 của Huyện ủy Ngọc Lặc về “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2021, định hướng đến năm 2025”, xã Cao Ngọc đã từng bước phát triển các mô hình kinh tế từ nghề truyền thống để vừa giữ gìn làng nghề, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân.
z4790874734751_7e9ed088ebc6bcf82517d4438cdb1eb1.jpg
 Ảnh minh họa: VHTT xã Cao Ngọc
Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm làng Nhỏi ở xã Cao Ngọc được thành lập từ năm 2018 nhằm đẩy mạnh phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường. Khi thành lập HTX, chính quyền địa phương và các thành viên đều mong muốn HTX sẽ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của người Mường. Bà Phạm Thị Bảo, Chủ nhiệm HTX Dệt thổ cẩm làng Nhỏi cho biết: “Khi HTX mới thành lập, chúng tôi phải đi tuyên truyền, vận động phụ nữ trong xã cùng tham gia để vừa giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, vừa có thể phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được tuyên truyền, nhiều chị em đã đồng hành với HTX giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc”.
z4790875348303_0903832504e67215e9fa93650235d969.jpg
Qua 5 năm hoạt động, đến nay, HTX Dệt thổ cẩm làng Nhỏi tạo việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động là các chị em trong xã, với mức thu nhập trung bình 3-5 triệu đồng/người/tháng. Chị Phạm Thị Hưng, hội viên HTX cho biết: “Trước đây, khi chưa có HTX, đa số phụ nữ trong vùng làm nông hoặc đi làm ăn xa để kiếm thêm thu nhập. Từ khi HTX đi vào hoạt động đã giúp các hội viên có thu nhập ổn định. Đây chính là nguồn động viên cho nhiều phụ nữ không có việc làm trong xã. Không chỉ có thêm thu nhập, thông qua HTX, chúng tôi cũng mong muốn tiếp tục duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc”.
z4790875337740_707e7763fbd76a2c83faa410308e0d9f.jpg
Với quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống, chính quyền xã Cao Ngọc đã đưa nghề dệt thổ cẩm vào định hướng phát triển kinh tế-xã hội. Tới đây, trong Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), xã Cao Ngọc xác định sẽ chọn sản phẩm dệt thổ cẩm để xây dựng thành sản phẩm OCOP của địa phương. Khi đó, các sản phẩm thổ cẩm dân tộc Mường sẽ được biết đến tại nhiều nơi khác trong và ngoài tỉnh. Ông Phạm Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Cao Ngọc cho biết: “Việc thành lập các HTX, cơ sở nghề truyền thống không chỉ góp phần bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc mà còn giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu nhân rộng thêm các mô hình phát triển kinh tế từ nghề truyền thống ở địa phương”.
z4790878008913_4a51aea28bcc1ddd14438080991ecede.jpg
         Việc phát triển nghề truyền thống và xây dựng HTX nghề truyền thống trong thời gian qua ở xã Cao Ngọc đang đi đúng hướng. Tuy vậy, trong xu thế phát triển, nghề truyền thống dệt thổ cẩm ở Cao Ngọc vẫn đứng trước những thách thức không nhỏ như thiếu hụt lao động trẻ, sự cạnh tranh lớn từ những sản phẩm sản xuất công nghiệp... Để giữ gìn nghề truyền thống của đồng bào, thời gian tới, xã Cao Ngọc sẽ mở thêm các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm; đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua các triển lãm, hội chợ; tuyên truyền, vận động người dân mặc trang phục truyền thống của dân tộc trong các dịp lễ, tết... qua đó góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào đối với việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân 

công khai THHC