Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
87197

Rộn ràng Tết Trung thu cho thiếu nhi

Ngày 30/09/2023 04:45:00

Tổ chức Trung thu là hoạt động không thể thiếu dành cho thiếu nhi vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây không chỉ là dịp người lớn thể hiện sự quan tâm tới con trẻ, là cơ hội đoàn viên mà còn là sân chơi để các em nhỏ có cơ hội tìm hiểu về phong tục truyền thống của dân tộc.

 e4549328b435606b3924.jpg
 Tổ chức Trung thu là hoạt động không thể thiếu dành cho thiếu nhi vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây không chỉ là dịp người lớn thể hiện sự quan tâm tới con trẻ, là cơ hội đoàn viên mà còn là sân chơi để các em nhỏ có cơ hội tìm hiểu về phong tục truyền thống của dân tộc.
8bf6558b3883ecddb592.jpg
Ý nghĩa tổ chức Trung thu cho thiếu nhi
Trung thu là Tết thiếu nhi nhưng thực chất trung thu còn bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa khác mà các cụ ta muốn gửi gắm. Trước hết đây là dịp để con trẻ tưởng nhớ tới công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Thứ nữa đây cũng cầu nối để người lớn hiểu hơn về con trẻ. Thông qua những hoạt động cụ thể như các trò chơi dân gian, rước đèn, phá cỗ… chúng ta cũng dạy cho các con bài học về văn hóa dân tộc, qua đó thể hiện sự tự hào về truyền thống văn hóa của ông cha ta. Trải qua thời gian, tục tổ chức trung thu đang bị pha trộn với nhiều luồng văn hóa khác nhau. Những đêm hội trăng rằm mang đậm hồn cốt của người Việt xưa sẽ là cách để giáo dục những mầm non của đất nước bài học về văn hóa dân tộc một cách sống động và chân thực nhất.

Ý tưởng tổ chức Trung thu hấp dẫn

1. Rước đèn Trung thu
Nét đặc sắc nhất trong tết Trung thu chính là việc rước đèn. Xưa kia đèn trung thu chỉ được làm từ vỏ bưởi hay tận dụng từ những hộp xà phòng, hộp sữa thì nay trên thị trường luôn có sẵn muôn vàn loại đèn lồng nhiều màu sắc. Tuy nhiên, truyền thống nhất, đi cùng năm tháng nhất vẫn là đèn ông sao. Thắp nến lên chiếc đèn bừng lên sắc đỏ rực rỡ rất vui mắt, đứa trẻ nào cũng mong được cầm đèn ông sao đi dưới ánh trăng rằm miệng líu lo hát ca. Đây sẽ trở thành 1 phần ký ức không thể quên khi mỗi chúng ta trưởng thành.
2. Rộn ràng múa lân
Tại nhiều vùng, mỗi khi Trung thu đến không thể không có tiếng trống rộn ràng của đội múa lân. Thậm chí nhiều đội lân chỉ đợi đèn đường bật sáng là nổi trống đi khắp các con đường, con ngõ…Từng nhịp trống, nhịp nhảy, những điệu múa lân mang đến sự tươi vui, rộn ràng, may mắn cho tất cả mọi người
3. Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn
Nếu chỉ có tiếng trống múa lân là chưa đủ, âm thanh của đêm rằm trung thu còn có lời ca tiếng hát, những điệu múa uyển chuyển do chính các em nhỏ biểu diễn. Dù có thể chỉ là cây nhà lá vườn nhưng đằng sau những tiết mục là nỗ lực tập luyện, mong muốn được tỏa sáng của các em nhỏ. Những hoạt động này cũng là đòn bẩy tốt để các em tự tin thể hiện những tài lẻ của mình.

4. Tổ chức trò chơi dân gian

Để tăng tính gắn kết cho những bạn nhỏ tham gia chương trình Tết Trung thu thì việc tổ chức các trò chơi truyền thống là cần thiết. Có 1 số trò chơi đòi hỏi sự vận động như kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột sẽ giúp các em có những giờ phút thoải mái cùng bạn bè mình. Không cần tivi, không cần mạng internet, những trò chơi dân gian vẫn có sức hấp dẫn vô cùng đối với các em nhỏ
81dcc7bce0a134ff6db0.jpg
5. Phá cỗ linh đình
eb4ac171777fa321fa6e.jpg
Phá cỗ thường là hoạt động cuối cùng trong các chương trình Trung thu. Cỗ có thể to hoặc nhỏ, tùy vào điều kiện tổ chức nhưng nó đều mang lại sự phấn khởi cho những người tham gia. Thông thường mâm cỗ này đã được cúng tế trời đất, tổ tiên trước đó với ước vọng về 1 cuộc sống an yên, khỏe mạnh, mọi sự tốt đẹp. Việc phá cỗ giống như thụ lộc vậy.
                                                                                     VHTTT xã Cao Ngọc. ST

Rộn ràng Tết Trung thu cho thiếu nhi

Đăng lúc: 30/09/2023 04:45:00 (GMT+7)

Tổ chức Trung thu là hoạt động không thể thiếu dành cho thiếu nhi vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây không chỉ là dịp người lớn thể hiện sự quan tâm tới con trẻ, là cơ hội đoàn viên mà còn là sân chơi để các em nhỏ có cơ hội tìm hiểu về phong tục truyền thống của dân tộc.

 e4549328b435606b3924.jpg
 Tổ chức Trung thu là hoạt động không thể thiếu dành cho thiếu nhi vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây không chỉ là dịp người lớn thể hiện sự quan tâm tới con trẻ, là cơ hội đoàn viên mà còn là sân chơi để các em nhỏ có cơ hội tìm hiểu về phong tục truyền thống của dân tộc.
8bf6558b3883ecddb592.jpg
Ý nghĩa tổ chức Trung thu cho thiếu nhi
Trung thu là Tết thiếu nhi nhưng thực chất trung thu còn bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa khác mà các cụ ta muốn gửi gắm. Trước hết đây là dịp để con trẻ tưởng nhớ tới công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Thứ nữa đây cũng cầu nối để người lớn hiểu hơn về con trẻ. Thông qua những hoạt động cụ thể như các trò chơi dân gian, rước đèn, phá cỗ… chúng ta cũng dạy cho các con bài học về văn hóa dân tộc, qua đó thể hiện sự tự hào về truyền thống văn hóa của ông cha ta. Trải qua thời gian, tục tổ chức trung thu đang bị pha trộn với nhiều luồng văn hóa khác nhau. Những đêm hội trăng rằm mang đậm hồn cốt của người Việt xưa sẽ là cách để giáo dục những mầm non của đất nước bài học về văn hóa dân tộc một cách sống động và chân thực nhất.

Ý tưởng tổ chức Trung thu hấp dẫn

1. Rước đèn Trung thu
Nét đặc sắc nhất trong tết Trung thu chính là việc rước đèn. Xưa kia đèn trung thu chỉ được làm từ vỏ bưởi hay tận dụng từ những hộp xà phòng, hộp sữa thì nay trên thị trường luôn có sẵn muôn vàn loại đèn lồng nhiều màu sắc. Tuy nhiên, truyền thống nhất, đi cùng năm tháng nhất vẫn là đèn ông sao. Thắp nến lên chiếc đèn bừng lên sắc đỏ rực rỡ rất vui mắt, đứa trẻ nào cũng mong được cầm đèn ông sao đi dưới ánh trăng rằm miệng líu lo hát ca. Đây sẽ trở thành 1 phần ký ức không thể quên khi mỗi chúng ta trưởng thành.
2. Rộn ràng múa lân
Tại nhiều vùng, mỗi khi Trung thu đến không thể không có tiếng trống rộn ràng của đội múa lân. Thậm chí nhiều đội lân chỉ đợi đèn đường bật sáng là nổi trống đi khắp các con đường, con ngõ…Từng nhịp trống, nhịp nhảy, những điệu múa lân mang đến sự tươi vui, rộn ràng, may mắn cho tất cả mọi người
3. Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn
Nếu chỉ có tiếng trống múa lân là chưa đủ, âm thanh của đêm rằm trung thu còn có lời ca tiếng hát, những điệu múa uyển chuyển do chính các em nhỏ biểu diễn. Dù có thể chỉ là cây nhà lá vườn nhưng đằng sau những tiết mục là nỗ lực tập luyện, mong muốn được tỏa sáng của các em nhỏ. Những hoạt động này cũng là đòn bẩy tốt để các em tự tin thể hiện những tài lẻ của mình.

4. Tổ chức trò chơi dân gian

Để tăng tính gắn kết cho những bạn nhỏ tham gia chương trình Tết Trung thu thì việc tổ chức các trò chơi truyền thống là cần thiết. Có 1 số trò chơi đòi hỏi sự vận động như kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột sẽ giúp các em có những giờ phút thoải mái cùng bạn bè mình. Không cần tivi, không cần mạng internet, những trò chơi dân gian vẫn có sức hấp dẫn vô cùng đối với các em nhỏ
81dcc7bce0a134ff6db0.jpg
5. Phá cỗ linh đình
eb4ac171777fa321fa6e.jpg
Phá cỗ thường là hoạt động cuối cùng trong các chương trình Trung thu. Cỗ có thể to hoặc nhỏ, tùy vào điều kiện tổ chức nhưng nó đều mang lại sự phấn khởi cho những người tham gia. Thông thường mâm cỗ này đã được cúng tế trời đất, tổ tiên trước đó với ước vọng về 1 cuộc sống an yên, khỏe mạnh, mọi sự tốt đẹp. Việc phá cỗ giống như thụ lộc vậy.
                                                                                     VHTTT xã Cao Ngọc. ST

công khai THHC